Giá vàng tiếp tục dao động quanh mốc 1.130 USD một ounce vào đầu phiên giao dịch sáng 18/1 tại châu Á khi hầu hết các nhà đầu tư đều chờ đợi tin tức từ thị trường Mỹ sau hai ngày nghỉ cuối tuần.
Vàng giao ngay được trên thị trường giao dịch điện tử New York hiện có giá 1.132,4 USD một ounce, tăng 0,2% so với cuối tuần trước. Giá vàng giao tháng 2 cũng đạt mức tăng tương tự, đạt 1.132,6 USD một ounce. Kể từ khi đạt đỉnh 1.161,5 USD, vàng đã mất giá 2,5%.
Tỷ giá đồng euro so với đôla Mỹ rơi xuống mức thấp nhất trong vòng một tuần qua do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ngân sách của Hi Lạp. Euro cũng rớt giá tới mức thấp nhất trong vòng 4 tuần qua so với đồng yen Nhật ngay trước thềm cuộc gặp của đại diện 16 nền kinh tế sử dụng chung đồng tiền này trong ngày 18/1.
Một euro hiện chỉ tương đương 1,4342 USD hoặc 130,26 yen (so với mức 1,4387 USD và 130,61 yen cuối tuần trước). Đồng đôla cũng tăng giá nhẹ lên 90,82 yen, so với mức 90,77 yen vào thời điểm đóng cửa thị trường New York hôm 16/1.
Giá dầu cũng giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần, tiếp tục rời xa mốc 80 USD một thùng khi thị trường chưa được đón nhận thêm thông tin tích cực nào từ các nền kinh tế lớn. Dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 hiện có giá 77,23 USD một thùng (giảm 0,77 USD, xấp xỉ 1%).
Tổng thống Mỹ Barack Obama tự tin rằng các nhà làm luật sẽ sớm thông qua đề nghị đánh thuế các ngân hàng nhằm khôi phục tiền cứu trợ của ông, bất chấp sự phản đối của nhiều thành viên đảng Cộng hòa và ngành tài chính. Trước đó, Tổng thống Mỹ công bố sẽ khôi phục lại 120 tỷ USD tiền thuế của dân, vốn đã được rót cho giới ngân hàng trong khủng hoảng tài chính.
Tin vắn kinh tế tài chính thế giới 18/1
Anh, Đức và Nhật đều được dự báo đang trên đà phục hồi, bất chấp nhiều khó khăn như giảm phát, thâm hụt ngân sách năm nay.
KINH DOANH> QUỐC TẾThứ hai, 18/1/2010, 09:28 GMT+7
E-mail Bản In
Tin vắn kinh tế tài chính thế giới 18/1
Anh, Đức và Nhật đều được dự báo đang trên đà phục hồi, bất chấp nhiều khó khăn như giảm phát, thâm hụt ngân sách năm nay.
Giá vàng tiếp tục dao động quanh mốc 1.130 USD một ounce vào đầu phiên giao dịch sáng 18/1 tại châu Á khi hầu hết các nhà đầu tư đều chờ đợi tin tức từ thị trường Mỹ sau hai ngày nghỉ cuối tuần.
Vàng giao ngay được trên thị trường giao dịch điện tử New York hiện có giá 1.132,4 USD một ounce, tăng 0,2% so với cuối tuần trước. Giá vàng giao tháng 2 cũng đạt mức tăng tương tự, đạt 1.132,6 USD một ounce. Kể từ khi đạt đỉnh 1.161,5 USD, vàng đã mất giá 2,5%.
Tỷ giá đồng euro so với đôla Mỹ rơi xuống mức thấp nhất trong vòng một tuần qua do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ngân sách của Hi Lạp. Euro cũng rớt giá tới mức thấp nhất trong vòng 4 tuần qua so với đồng yen Nhật ngay trước thềm cuộc gặp của đại diện 16 nền kinh tế sử dụng chung đồng tiền này trong ngày 18/1.
Một euro hiện chỉ tương đương 1,4342 USD hoặc 130,26 yen (so với mức 1,4387 USD và 130,61 yen cuối tuần trước). Đồng đôla cũng tăng giá nhẹ lên 90,82 yen, so với mức 90,77 yen vào thời điểm đóng cửa thị trường New York hôm 16/1.
Giá dầu cũng giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần, tiếp tục rời xa mốc 80 USD một thùng khi thị trường chưa được đón nhận thêm thông tin tích cực nào từ các nền kinh tế lớn. Dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 2 hiện có giá 77,23 USD một thùng (giảm 0,77 USD, xấp xỉ 1%).
Tổng thống Mỹ Barack Obama tự tin rằng các nhà làm luật sẽ sớm thông qua đề nghị đánh thuế các ngân hàng nhằm khôi phục tiền cứu trợ của ông, bất chấp sự phản đối của nhiều thành viên đảng Cộng hòa và ngành tài chính. Trước đó, Tổng thống Mỹ công bố sẽ khôi phục lại 120 tỷ USD tiền thuế của dân, vốn đã được rót cho giới ngân hàng trong khủng hoảng tài chính.
Tổng thống Mỹ cùng các thành viên chính phủ trong buổi công bố khoản chi phí 120 tỷ USD sẽ thu từ các ngân hàng lớn, nhằm khôi phục khoản cứu trợ khẩn cấp trong khủng hoảng tài chính vừa rồi. Ảnh: AP
"Nhờ tiền cứu trợ, các ngân hàng này đã gặt hái được hàng tỷ USD lợi nhuận, và đều đang lên kế hoạch lương thưởng hậu hĩnh cho nhân viên. Thế nhưng họ vẫn bào chữa cho sự nghèo đói của mình. Đó là một thực tế cần phải xem xét", Tổng thống Obama phát biểu. "Nếu các ngân hàng đủ tiền để trả lương thưởng cho nhân viên, chắc chắn họ cũng đủ tiền để nộp thuế", ông nói thêm.
Cùng lúc đó, các hãng tài chính Phố Wall nhiều khả năng sẽ cắt giảm lương thưởng cho giới lãnh đạo, do tình hình doanh thu quý 4 yếu hơn và sức ép từ phía dư luận. Goldman Sachs, Morgan Stanley và JPMorgan sẽ chi khoảng 27,6 tỷ USD tiền thưởng, theo dự tính của giới phân tích. Con số này cao hơn 49% sov ới một năm trước và cao hơn kỷ lục cũ 26,8 tỷ USD hồi 2007. Tuy nhiên, dự báo mới này thấp hơn con số các ước tính mà giới chuyên gia đưa ra hồi tháng 10 năm ngoái.
Nước Anh có thể phải đối diện với thập kỷ yếu ớt kinh tế, và đà phục hồi sẽ phụ thuộc nhiều vào đối tác từ châu Á như Trung Quốc, theo dự báo đưa ra hôm nay. Kinh tế nước Anh được tuyên bố đã thoát khỏi suy thoái vào quý cuối cùa năm 2010, nhưng năm 2010 sẽ có nhiều khó khăn.
"Nước Anh vừa thoát khỏi thập kỷ nợ nần, và nay bước vào thập kỷ mới của quá trình thích nghi đầy khó khăn. Sau nhiều năm phụ thuộc vào mức chi tiêu nội địa và vay mượn, chúng ta cần tái cân bằng lại bằng tiết kiệm, xuất khẩu và ngăn chặn rủi ro", báo cáo đua ra sáng nay viết. Tăng trưởng kinh tế của Anh năm nay dự kiến đạt 1%. Cùng lúc đó, chi tiêu tiêu dùng sẽ chỉ tăng lên khoảng 0,4%.
Chính quyền Đức sẽ sớm nâng dự báo tăng truởng kinh tế năm 2010 từ 1,2 lên 1.5% trong báo cáo được công bố trong tuần này. Trước đó, báo cáo hôm thứ tư cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu vừa trải qua một năm tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh, tăng truởng âm 5%.
Tuy nhiên, trong suy thoái, tình hình việc làm của Đức khá khả quan và thâm hụt công cũng ít hơn nhiều so với dự kiến. Năm nay, Đức dự báo thâm hụt công sẽ vuợt 5% do chính phủ tiếp tục các chương trình kích thích kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp của Đức được khống chế nhờ các chương trình hỗ trợ của chính phủ, theo đó, chủ doanh nghiệp chỉ cắt giảm giờ làm của công nhân chứ không sa thải họ. Năm nay, dự kiến chỉ có 3,8 triệu người thất nghiệp, nhỉnh hơn so với 3,42 triệu người hồi 2009, tương đương 8,2% dân số.
Hôm thứ 7, Đài Loan tuyên bố cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc đổ vốn vào thị trường tài chính của vùng lãnh thổ này, với số tiền tối đa 500 triệu USD. Đây là bước tiến mới nhất đánh dấu mối quan hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ hơn giữa hai bên.
Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày hôm nay. Các nhà đầu tư Trung Quốc được sử hữu tối đa 10% cổ phần tại các công ty năng lượng, tài chính và các công ty khác thuộc sở hữu của chính phủ. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên họ đuợc phép đầu tư vào thị trường chứng khoán Đài Loan.
Tuy nhiên, giới đầu tư Trung Quốc không được phép tiếp cận các lĩnh vực như hàng không, vận chuyển hàng không, xây dựng, bất động sản. Tại các hang vận chuyển đường biển, họ cũng không được sở hữu quá 8%.
Thống đốc ngân hàng Bank of Japan, ông Masaaki Shirakawa tuyên bố họ sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để sẽ chiến đấu với giảm phát và duy trì đà phục hồi kinh tế. Đây là tuyên bố đầu tiên của ông sau khi Bộ trưởng Tài chính nước này kêu gọi Bank of Japan hành động để kích thích tăng giá và hỗ trợ nền kinh tế.